(Tình huống: Bị áp lực từ học tập, áp lực bởi kỳ vọng từ gia đình, phân biệt đối xử, nhận điểm thấp, không tìm thấy sự đam mê hoặc hứng thú trong học tập, bị so sánh với bạn bè đồng trang lứa, mâu thuẫn với gia đình và bạn bè,…)
VD3 : C là học rất chăm học nên em luôn đạt thành tích cao. Gần đây, chương trình học có nhiều cải cách với khối lượng kiến thức trong mỗi bài học ngày càng nặng, cùng với đó là sự kỳ vọng từ gia đình của em cũng rất lớn, khiến cho C luôn cảm thấy áp lực. Dù đã cố gắng học ngày đêm và tranh thủ học cả vào thời gian rãnh rỗi, C vẫn luôn lo sợ rằng mình sẽ không đạt được điểm số như mong muốn. Em dần cảm thấy mệt mỏi, buồn bã và mất đi niềm vui trong học tập.
VD4 : D là học sinh giỏi, nhưng thời gian gần đây, cậu cảm thấy rất áp lực với việc học tập và chuẩn bị cho các kỳ thi quan trọng. D muốn dành thời gian nghỉ ngơi hoặc tham gia một số hoạt động thể thao để giải tỏa căng thẳng, nhưng bố mẹ cậu lại không đồng ý và cho rằng cậu nên tập trung hoàn toàn vào việc học. Mỗi lần D đề cập đến vấn đề này, bố mẹ đều tỏ ra nghiêm khắc và phê bình, khiến cậu cảm thấy buồn và không thể chia sẻ suy nghĩ của mình. Cùng lúc đó, D cũng xảy ra hiểu lầm với một người bạn thân trong lớp. Do áp lực học tập, cậu đã lỡ từ chối tham gia một dự án nhóm cùng bạn, và điều này khiến bạn ấy hiểu lầm rằng cậu không muốn hợp tác. D cảm thấy buồn và cô đơn khi vừa mất đi sự ủng hộ từ gia đình, vừa có mâu thuẫn với bạn bè. Cảm giác bị hiểu lầm và không được thấu hiểu khiến D càng cảm thấy lạc lõng và mất động lực trong học tập cũng như cuộc sống hàng ngày.
Bình luận